Còn nhiều cử nhân sư phạm phải làm công nhân giầy da

Go down

Còn nhiều cử nhân sư phạm phải làm công nhân giầy da Empty Còn nhiều cử nhân sư phạm phải làm công nhân giầy da

Bài gửi by thanhnhan Sun Dec 07, 2014 3:51 pm

Đào tạo ngành sư phạm cung đang vượt cầu gây lãng phí lớn cho xã hội.
Lâu nay chúng ta nghe nhiều về nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới tư duy dạy học, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ… Sau bao năm “thai nghén”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã “sinh hạ” được đề án thi tuyển sinh ĐH,CĐ bắt đầu thực hiện từ mùa thi năm 2015 là dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để tuyển sinh ĐH,CĐ.
Chắc hẳn, rất đông trong chúng ta, nhất là những bạn trẻ học lớp 12 đang háo hức đón chờ một luồng gió mới - một “thí nghiệm” quốc gia về tuyển sinh ĐH,CĐ - đề án kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia “hai trong một” (vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển ĐH,CĐ).

Chất lượng đầu vào quá thấp

Nhưng trong bài viết này, tôi muốn đưa ra vài con số để nói rằng, giáo dục và đào tạo chúng ta đang còn nhiều bất cập do chính tư duy của những người làm tuyển sinh ở cấp Bộ và các trường ĐH,CĐ tạo nên. Một ví dụ tôi muốn đưa ra ở đây là chất lượng tuyển sinh ĐH,CĐ cho ngành sư phạm một số trường quá thấp, đào tạo ngành sư phạm cung đang vượt cầu gây lãng phí lớn cho xã hội.

Nhìn điểm chuẩn năm 2014 của ĐH Tây Bắc đối với ngành Sư phạm toán là 13 điểm thì chúng ta nhẩm ra rằng nếu là đối tượng ưu tiên 1 và có hộ khẩu khu vực 1 thì thí sinh chỉ cần tổng điểm thi 3 môn 9,5 điểm là đỗ ngành Sư phạm toán (khối A, A1). Tức là chỉ cần môn Toán đạt 1 điểm và tổng điểm hai môn Hóa học và Vật lý (khối A) hay vật lý và Tiếng Anh (khối A1) đạt 8,5 điểm thì đậu ngành Sư phạm toán trường này và sẽ thành giáo viên dạy toán THPT hay THCS trong tương lai.

Ngó điểm chuẩn ngành sư phạm vật lý năm 2014 của ĐH Hồng Đức cũng chẳng khá hơn. Chỉ cần 1 điểm môn Vật lý thì vẫn vào học ngành sư phạm vật lý của trường này với mức điểm chuẩn 13 điểm cho đối tượng khu vực 3. Ngành Sư phạm vật lý trường này có điểm chuẩn bằng ngành Chăn nuôi thú y.

Một mức điểm tương tự “qua sàn” đỗ tất là ngành Sư phạm tin học của ĐH Sư phạm thuộc ĐH Thái Nguyên, với mức điểm chuẩn 13 thì thí sinh thi khối A chỉ cần làm nửa bài khảo sát hàm số ở câu 1 là và làm tốt hơn chút xíu ở hai môn lý và hóa để đạt được 8,5 điểm (Đối tượng ưu tiên 1, khu vực 1) thì tương lai làm giảng viên tin học vẫn sáng ngời.

Chúng ta không thể lấy con số cơ học trên để quy chụp cho một nền giáo dục đi xuống. Nhưng một số cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo ngành Sư phạm mà mức điểm đầu vào thấp lè tè như thế thì chắc chắn là báo động đỏ cho nền giáo dục nước nhà. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cứ loay hoay với đề án tuyển sinh rồi những việc “vĩ mô” đâu đâu nhưng cái quan trọng là chất lượng đào tạo ra người dạy lại đang bỏ ngỏ.

Gây lãng phí ngân sách

Chúng ta đang thừa bao nhiêu cử nhân sư phạm chẳng lẽ Bộ GD&ĐT không kiểm soát được? Chỉ tiêu đào tạo hàng năm tại các cơ sở giáo dục Bộ nắm được, quân số tuyển dụng hằng năm ở các địa phương Bộ nắm được. Tại sao vẫn còn tình trạng cử nhân sư phạm đi làm công nhân giầy da, đi chăn vịt…

Chắc chắn con số này phải là hàng ngàn cử nhân ngành sư phạm. Vậy, tại sao Bộ vẫn chấp nhận những phương án điểm chuẩn của một số ngành sư phạm thấp đến mức không thể thấp hơn. Phải chăng Bộ GD&ĐT sinh ra các trường sư phạm các ngành Sư phạm thì phải lấy cho đủ chỉ tiêu đào tạo để “hút” tiền ngân sách. Nhu cầu giáo viên cấp THPT và THCS tại nhiều tỉnh thành rất hạn chế. Thậm chí có huyện, thị đã nói không với tuyển mới giáo viên. Thế nhưng ngành sư phạm của một số trường ĐH,CĐ không nhưng không giảm chỉ tiêu, thậm chí có trường còn tăng.

Ở những nước phát triển, việc đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp là một sự gắn kết. Trong giáo dục ĐH người ta không lãng phí vì người ta không những chỉ đào tạo ra những con người có nghề mà có cơ hội về nghiệp rõ ràng. Trong khi đó ở Việt Nam khi nhu cầu xã hội giảm đi hoặc thậm chí không có nhu cầu thì Bộ GD&ĐT vẫn để một số trường giữ nguyên hoặc tăng chỉ tiêu hằng năm.

Tôi đưa ra ví dụ, chỉ tiêu các ngành Sư phạm của ĐH Vinh năm 2011 là 800 chỉ tiêu, năm 2014 tăng lên là 900 chỉ tiêu. Chẳng lẽ nhu cầu giáo viên khu vực này năm 2014 tăng so với năm 2011.

Tôi tạm tính cứ 800 cử nhân ra trường “đúng hẹn” thì tiêu tốn ngân sách khoảng 10 tỷ (kinh phí đào tạo ngành Sư phạm ngân sách cấp, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí) và tiền chi tiêu của các gia đình cử nhân khoảng 120 tỷ (bình quân mỗi gia đình bỏ ra 150 triệu nuôi một cử nhân sư phạm ăn học 4 năm). Sinh viên ĐH Vinh đại đa số là người ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảnh Bình - những tỉnh mà mấy năm gần đây rất hạn chế về tuyển dụng giáo viên THPT và THCS.

Cứ cho là trong 800 sinh viên kia chỉ có 700 sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp và có một nửa trong số đó may mắn xin được việc làm đi thì nửa còn lại cũng là sự lãng phí cực lớn. Tính ra hàng năm, chỉ một trường ĐH cấp vùng như ĐH Vinh đã có thể tạo ra sự lãng phí cho ngân sách và những gia đình có con ăn học kia là hàng chục tỷ đồng.

Trong khi đó cả nước có hàng trăm cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo ngành sư phạm như ĐH Vinh thì hỏi sự lãng phí hàng năm cho xã hội là bao nhiêu?

Thiết nghĩ, đã đến lúc Bộ GD&ĐT phải kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm. Bộ đã khai sinh ra các ngành khi xã hội cần thì cũng nên biết khai tử những ngành xã hội không có nhu cầu, càng nên phải khai tử những cơ sở đào tạo ngành Sư phạm có chất lượng thấp đang dựa vào miếng bánh ngân sách để sống.

Hoàng Thái Sơn

thanhnhan

Tổng số bài gửi : 80
Join date : 06/12/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn đang được xây dựng và phát triển , mong các thành viên tích cực giúp đỡ
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Mời các bạn truy cập video Hướng dẫn cách diệt mối tận gốcHướng dẫn chi tiết xịt thuốc PMC 90 vào hộp nhử mối.
Diễn đàn được xây dựng và phát triển bởi các thành viên.
Xử dụng mã nguồn PHPBB được cung cấp bở Forumvi
Banner bán thuốc diệt côn trùng